Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn khoa học

Các nhà khoa học đã tìm cách lý giải hiện tượng nhiều người có thể kể lại những chuyện tưởng như chỉ xảy ra trong kiếp trước.
Bí ẩn quanh 'thiết bị giao tiếp với người chết' của bác học Edison
luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc
Minh họa về luân hồi chuyển kiếp, một ý niệm phức tạp hiện diện trong nhiều tôn giáo. Ảnh: Himalayan Academy
Thỉnh thoảng con người có cảm giác ngờ ngợ như từng ở một nơi mới đặt chân tới lần đầu, hoặc dường như "biết" về một sự vật dù chỉ vừa mới gặp. Các báo cáo về những trải nghiệm lạ lùng này được cho là biểu hiện của hiện tượng "déjà vu" hoặc đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, theo Acient Origins.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà số lượng các trải nghiệm tương tự tăng lên gấp nhiều lần, tới mức một người khẳng định họ nhớ chính xác từng chi tiết về một người hoặc nơi chốn chưa hề viếng thăm trong đời, hay có thể nói thông thạo ngôn ngữ chưa từng học qua trước đây.

Hiện tượng này thu hút mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu mức độ xác thực của các trường hợp kỳ bí. Song, vẫn còn những trường hợp trở thành thách thức với khoa học, để lại câu hỏi khiến các chuyên gia lúng túng: liệu luân hồi có thực sự tồn tại trên thế giới hay không?

Định nghĩa luân hồi

Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp (PLR) hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.

Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết. Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.

Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.

Không ít người bác bỏ hoàn toàn sự hiện hữu của luân hồi. Họ tin rằng mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời, do đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể. Những người theo trường phái này cũng quan niệm, khi chết đi con người cuối cùng sẽ tới được "nơi yên nghỉ", dù tốt, xấu hay trung lập.

Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bỗng dưng nhớ lại những ký ức trong cuộc đời được cho là kiếp trước của mình. Hiện tượng này thu hút nhiều nhà khoa học cất công làm sáng rõ những điều lạ thường bằng lý giải khoa học, trong đó có tiến sĩ Stevenson.

Tiến sĩ Stevenson, qua đời năm 2007, đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em kể chuyện kiếp trước. Trong số này, tiến sĩ khẳng định có tới 1.200 ca được chứng thực hoàn toàn khách quan.

Các ca nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson chủ yếu tập trung ở những khu vực nơi dân cư duy trì niềm tin lớn vào luân hồi (như châu Á, Ấn Độ…). Sau 40 năm nghiên cứu, Stevenson xác định 7 đặc điểm thường gặp về ký ức tiền kiếp ở trẻ em, mà chính ông khẳng định chỉ là bằng chứng chứ chưa đủ để chứng minh bất cứ điều gì.

Đó là những đặc điểm: đứa trẻ bắt đầu mô tả những hồi ức trong kiếp trước ngay khi có thể giao tiếp; đứa trẻ nhớ được những chi tiết về cái chết của mình trong kiếp trước; có đủ mô tả được đưa ra để xác định gia đình trong tiền kiếp; có sự tiếp nối trong đặc điểm tính cách, sở thích và thói quen sau khi đầu thai. 90% các trường hợp giới tính trong hai kiếp sống là không thay đổi; ngoại hình, đặc biệt là các đặc điểm trên khuôn mặt, có xu hướng giống nhau giữa thân xác của kiếp trước và kiếp này; luân hồi làm mới các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Câu chuyện tiền kiếp của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem

Một trong những trường hợp trẻ em kể lại kiếp trước nổi tiếng nhất là câu chuyện của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem. Hanan chào đời tại Lebanon. Ở tuổi 20, cô kết hôn với người đàn ông tên Farouk Monsour, từ đó mang họ Monsour của chồng. Đôi vợ chồng có với nhau hai con gái tên là Leila và Galareh. Sau khi sinh Galareh, Hanah mắc bệnh tim và được khuyên không nên sinh thêm con. Tuy nhiên, phớt lờ cảnh báo của bác sĩ, Hanan tiếp tục sinh một cậu con trai năm 1962.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-1
Chân dung Hanan Monsour và Suzanne Ghanem. Những người tin vào các đặc điểm về ký ức tiền kiếp ở trẻ em nhìn thấy nét tương đồng trên khuôn mặt giữa hai người phụ nữ. Ảnh: IISIS
Một năm sau, bệnh tình trở nặng, ở tuổi 36, cô tới bang Virginia, Mỹ, để phẫu thuật tim. Trước ca phẫu thuật quan trọng, Hanan cố gắng liên lạc với con gái Leila nhưng không thành. Di nguyện chia đôi số đồ trang sức cho hai con gái một khi cô không qua khỏi của Hanan không bao giờ được nhắn nhủ tới con gái Leila bởi Hanan đã qua đời sau phẫu thuật vì biến chứng.

10 ngày sau cái chết của Hanan, bé gái Suzanne Ghanem chào đời. 16 tháng tuổi, bé gái liên tục nhấc ống nghe điện thoại và lặp đi lặp lại câu nói: "Xin chào, Leila đấy à?" Hành động của cô con gái nhỏ khiến bố mẹ bé cảm thấy rất kỳ quặc vì gia đình không hề quen biết ai có tên Leila.

Lớn thêm một chút, bé gái Suzanne kể với cha mẹ rằng Leila là con gái mình và cô bé không phải là Suzanne mà là Hanan. Tới khi tròn 2 tuổi, Suzanne càng khiến bố mẹ bất ngờ vì có thể đọc vanh vách tên 13 thành viên trong gia đình kiếp trước của mình.



Những biểu hiện lạ lùng liên tiếp của cô con gái khiến vợ chồng Ghanem bắt đầu tìm kiếm nhà Monsour. Lần đầu gặp mặt, gia đình Monsour tỏ ra nghi ngờ câu chuyện khó tin. Tuy nhiên tâm lý ngờ vực dần biến mất khi Suzanne gọi tên chính xác nhiều thành viên gia đình Hanan trong ảnh.

Lên 5 tuổi, Suzanne gọi cho người chồng trong tiền kiếp Farouk ít nhất ba lần một ngày. Khi tới thăm "chồng kiếp trước", Suzanne thích ngồi lên đùi và ngả đầu vào ngực Farouk. Người chồng cuối cùng cũng chấp nhận sự thực Suzanne chính là kiếp sống mới sau đầu thai của người vợ quá cố, sau khi anh được nghe chính Suzanne kể những chuyện chỉ có Hanan mới biết.

Thôi miên tìm lại kiếp trước (Past Life Regression-PLR)

Để hồi tưởng tìm lại kiếp trước, một người sẽ được đưa vào trạng thái thôi miên nhằm nhớ lại và sửa chữa những vấn đề trong quá khứ, hiện tại hoặc cố tìm kiếm mục đích cho sự đầu thai của mình. Người tham gia vào liệu pháp này được cho là sẽ thấy, trải nghiệm và cảm nhận được kiếp trước, với hành trình vượt thời gian theo dẫn dắt của các chuyên gia trị liệu.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-2
Hình mô tả một buổi thực hiện thôi miên tìm lại kiếp trước của Richard Bergh năm 1887. Ảnh: Wikimedia Commons
Với những nét đặc trưng trong tâm trí, không có gì đáng ngạc nhiên khi thôi miên tìm lại kiếp trước thường phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nhóm những người hoài nghi (bao gồm cả tiến sĩ Stevenson), tin rằng chuyện tiền kiếp thường khó để chứng thực ở người lớn hơn là trẻ nhỏ. Do đó, thôi miên tìm lại tiền kiếp ở người lớn có thể bị "sai lệch" do các ký ức được hình thành một cách vô thức hoặc cố ý trong đời sống, hoặc các ký ức "giả" do nhà trị liệu gieo vào đầu người bệnh vì mục đích tốt.

Dù vậy, theo khẳng định của nhiều người từng tham gia liệu pháp chữa trị đặc biệt này, hồi tưởng tìm lại tiền kiếp tỏ ra rất có ích cho cuộc sống hiện tại của họ về cả tâm lý và đời sống cá nhân. Vì liệu pháp này gồm những ghi chép về lời hứa, thất bại và thành công, chấn động tâm lý, trí tuệ cùng những đặc điểm sống cả tích cực lẫn tiêu cực, các nhà trị liệu giúp người tham gia tìm lại không chỉ ký ức mà cả những thói quen trong quá khứ, cũng như cách thức phá vỡ thói quen và tính cách xấu, và khơi dậy sức mạnh nằm sâu trong mỗi người. Liệu pháp này được cho là có hiệu quả với những trường hợp bị chứng sợ hãi ám ảnh nặng nề.

Mức độ hữu ích của thôi miên tìm lại kiếp trước PLR so với những liệu pháp tâm lý khác vẫn còn nhiều nghi vấn. Giới khoa học vẫn phải tiếp tục hành trình chứng minh tính xác thực của những trải nghiệm mà mỗi người thuật lại trong trạng thái thôi miên.

Ký ức chấn động có thể để lại dấu vết trên gene

Trong một nghiên cứu khác có liên quan tới ký ức và những vòng đời khác nhau, các nhà khoa học cũng nghiên cứu khả năng ký ức có thể "di truyền" trực tiếp qua gene.

Trong nghiên cứu đăng trên Tập san Khoa học thần kinh tự nhiên năm 2013, các nhà khoa học huấn luyện các con chuột sợ một loại mùi hương nhất định bằng cách gây sốc cho chuột khi mùi hương xuất hiện.

Kết quả cho thấy, lứa chuột thế hệ tiếp theo biểu hiện ác cảm với mùi hương đó mà không cần tác nhân kích thích nào. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những thay đổi trong cấu trúc não của chúng. Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy mối tương quan giữa chấn thương trong ký ức với ADN trong tinh trùng của chuột.

Hiện tượng nhớ lại những ký ức tiền kiếp là một trong những chủ đề đầy thu hút, khơi dậy sự tò mò của rất nhiều người mà tới nay ánh sáng khoa học vẫn chưa thể làm sáng rõ. Dù vậy, cũng giống như các nhiều hiện tượng vượt qua biên giới giữa tâm linh và khoa học, hiện tượng luân hồi không nhất thiết phải được chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn. Luân hồi và những ký ức về nhiều kiếp sống là một lĩnh vực còn nhiều khoảng mở cần được khoa học giải mã.

Nguồn: vnexpress

Halloween

Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Eve") là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Latinh. Đây là ngày bắt đầu Tuần Tam nhật Các Thánh (Allhallowtide)[1] – khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời.[2] Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".[3]



Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celt mà có thể mang gốc rễ ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael, và rằng lễ hội này đã được Giáo hội thời sơ khởi Kitô giáo hóa.[4][5][6][7][8] Tuy nhiên, một số nhà hàn lâm ủng hộ quan điểm rằng Halloween phát triển độc lập với Samhain và chỉ có nguồn gốc Kitô giáo.[9][10][11][12]

Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô thành jack-o'-lantern, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu là Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc, New Zealand và có cả ở Việt Nam.

Từ nguyên
Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745[13] và có nguồn gốc Kitô giáo.[14] Từ "Halloween" có nghĩa là buổi tối linh thiêng hay thánh thiêng.[15] Nó bắt nguồn từ một thuật từ Scotland All Hallows' Eve (buổi tối vọng Lễ Chư Thánh).[16][17] Trong tiếng Scots, từ eve chính là even (chiều tối) trong tiếng Anh, từ này cũng được viết ngắn gọn thành e'en hay een. Theo thời gian, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween.

Một số báo chí Việt Nam còn gọi lễ hội hóa trang này là "Hóa lộ quỷ" hay "Ma lộ hình", mô phỏng cách phát âm tiếng Anh.

Lịch sử


Trong đêm vọng lễ chư thánh tại một số nơi trên thế giới, các Kitô hữu tới viếng thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người đã khuất, đặt hoa và nến trên mộ phần người thân yêu.[18]
Nhiều tập tục Halloween ngày nay được cho là chịu ảnh hưởng từ thực hành dân gian của người Celt. Trong số đó, có liên quan nhiều nhất là lễ hội Samhain, tiếng Ireland cổ nghĩa là "kết thúc mùa hè", mừng vụ thu hoạch và đánh dấu sự chuyển mùa. Cho dù có thể mang các yếu tố pagan giáo không thể phân biệt rạch ròi nhưng Halloween là lễ hội có nguồn gốc Kitô giáo.[19]

Haloween là buổi tối áp lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11, theo sau đó là lễ các Đẳng Linh hồn ngày 2 tháng 11. Ba ngày này được nhóm chung thành Tam nhật Các Thánh, là thời gian dành để tôn kính các thánh nhân và cầu nguyện cho những linh hồn chưa lên thiên đàng. Từ thời Giáo hội sơ khởi,[20] các ngày lễ lớn (như Giáng sinh, Phục sinh và Hiện xuống) đều có cử hành buổi canh thức vào tối hôm trước và lễ Các Thánh cũng như vậy.[21] Ngày lễ Các Thánh, kính nhớ tất cả các thánh nói chung, được các Giáo hội ấn định khác nhau. Một số như Antiochia và Constantinopolis chọn Chủ nhật đầu tiên sau lễ Hiện xuống, Đông Syria thì chọn Thứ Sáu sau lễ Phục sinh. Thánh Ephrem đề cập rằng tại Edessa cử hành vào ngày 13 tháng 5. Giáo hoàng Bônifaciô IV thánh hiến Đền Pantheon dâng kính Thánh Maria và Chư vị Tử đạo cũng vào ngày này.

Việc ấn định ngày 1 tháng 11 trong Giáo hội Tây phương như ngày nay khởi đầu với việc Giáo hoàng Grêgôriô III (731–741) cung hiến một nhà nguyện tại Đền Thánh Phêrô để tôn vinh toàn thể các thánh.[22] Mặc dù đã khá phổ biến dưới thời Charlemagne nhưng đến năm 835 ngày lễ này mới chính thức được ấn định khắp Đế quốc Frank theo một sắc chỉ do Louis Mộ Đạo ban hành, với sự thúc đẩy của Giáo hoàng Grêgôriô IV. Việc chọn ngày 1 tháng 11 thay vì 13 tháng 5 được cho là phần nào đó dựa trên tính thực tiễn để đảm bảo lương thực và y tế cho lượng lớn người hành hương tới Roma.[23]

Lễ Các Thánh được đặt làm lễ buộc trong khắp Tây Âu; nhiều truyền thống trong Tam nhật Các Thánh được phát triển như rung chuông nhà thờ, cầu nguyện cho các linh hồn đang thanh tẩy trong luyện ngục, cùng nhau làm và chia sẻ bánh linh hồn ("soul cakes"). Vào ngày áp lễ Các Thánh, tại Ireland có tục lệ gõ đập nồi niêu để các linh hồn chịu phạt trong hỏa ngục biết rằng họ không bị quên đi. Tại Pháp, người ta vẽ các bức họa vũ điệu của cái chết (danse macabre) để nhắc nhở về sự phù vân của cuộc đời trần thế. Chủ đề này còn được tái hiện trong các đám rước ở làng và các vở vũ kịch dành cho quý tộc, tại đó người ta hóa trang thành thi hài của nhiều giai tầng xã hội.

Trong thời Cải cách Tin Lành, giáo lý về luyện ngục bị phản đối, do vậy một số tập tục của Halloween bị bãi bỏ. Tại các thuộc địa Bắc Mỹ, trong khi người Anh giáo tại miền Nam và người Công giáo tại Maryland công nhận Lễ Vọng Các Thánh trong lịch phụng vụ thì người Thanh giáo vùng New England chống đối ngày lễ này và các lễ kỷ niệm khác, như Lễ Giáng sinh. Lễ hội Halloween kể từ đầu thế kỷ 19 mang nhiều đặc tính Mỹ, pha trộn và phát triển từ các tục lệ của dân nhập cư, trong khi đó có những tập tục lại bị lãng quên ngay tại nguồn gốc của chúng là châu Âu.[12] Tuy nhiên, khác với châu Âu, đôi khi các truyền thống tôn giáo của Halloween bị phai nhạt tại Bắc Mỹ.[24] Ngày nay ở nhiều nơi, Halloween chủ yếu mang tính thế tục, giải trí và thương mại.[25][26][27]

Biểu tượng

Đèn lồng ở Kobe, Nhật Bản
Các biểu tượng liên quan đến Halloween được hình thành và phát triển theo thời gian. Ví dụ: củ cải được khoét rỗng thành những chiếc đèn lồng hình mặt quỷ, bên trong cắm 1 cây nến như là một cách tưởng nhớ các linh hồn đang chịu tội. Củ cải vốn được sử dụng ở Ireland và Scotland vào dịp Halloween. Những người nhập cư Bắc Mỹ sử dụng bí ngô, thứ sẵn có và lớn hơn nhiều, giúp cho việc khắc trở nên dễ dàng hơn. Truyền thống chạm khắc bí ngô của Mỹ (được ghi lại vào năm 1837) có liên quan tới thời gian thu hoạch nói chung, chỉ trở nên quen thuộc vào giữa đến cuối thế kỷ 19.

Các hình ảnh của Halloween có nguồn gốc từ nhiều nguồn, bao gồm cả thuyết mạt thế, phong tục tập quán, văn học hư cấu Gothic và văn học kinh dị (chẳng hạn như các tiểu thuyết Frankenstein và Dracula), và phim kinh dị cổ điển (chẳng hạn như Frankenstein và The Mummy). Hình ảnh đầu lâu, theo truyền thống của Công giáo, có ý nghĩa như là một sự nhắc nhở về cái chết và tính không bền vững của đời người, từ đó, đầu lâu trở thành hình ảnh thường thấy trong lễ Halloween. Vào dịp này, các ngôi nhà thường được trang trí bằng các biểu tượng có liên quan đến mùa thu như bù nhìn, bí ngô, vỏ ngô với chủ đề chính là về cái chết, quỷ dữ, quái vật thần thoại. Màu sắc chủ đạo là đen và da cam, đôi khi là tím.

Trick-or-treat

Trick-or-treat ở Thụy Điển
Trick-or-treat là một phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục Halloween và xách theo một túi đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi: "Trick-or-treat?" (thường dịch là "lừa hay lộc" hoặc "cho kẹo hay bị ghẹo"). Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu họ không cho kẹo.

Tại Bắc Mỹ, trick-or-treat đã trở thành một phong tục truyền thống của Halloween, ít nhất là từ cuối những năm 1950. Chủ nhà khi tham gia vào Halloween thường trang trí lối vào riêng của họ với những hình nhựa, giấy, bộ xương và đèn bí ngô. Một số chủ nhà thường để kẹo trong chậu ở ngoài cổng hoặc trực tiếp đưa cho những đứa trẻ. Trong những năm gần đây, trick-or-treat đã lan rộng đến mọi nhà trong một khu phố, bao gồm cả nhà ở cao cấp và chung cư cao tầng.

Ở Scotland và Ireland, guising - cải trang để đi xin kẹo - là một truyền thống Halloween và đã được ghi nhận ở Scotland vào năm 1895. Hoạt động này được ghi nhận lần đầu ở Bắc Mỹ vào năm 1911. Ở Tây Ban Nha, guising được gọi là calaverita (hộp sọ nhỏ), và thay vì "trick or treat", các em hỏi ¿me da mi calaverita ("bạn có thể cho tôi hộp sọ nhỏ của tôi được không? "); calaverita là một hộp sọ nhỏ làm bằng đường hoặc sô cô la.

Trang phục

Halloween ở Hà Lan
Biểu tượng mũi tên dịch thuật
Bài này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch.
Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,... Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng và bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.

Việc cải trang trở nên phổ biến ở Scotland vào cuối thế kỷ 19, tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Trang phục Halloween xuất hiện đầu tiên trong các cửa hàng trong những năm 1930 khi nghệ thuật hoá trang đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ.

Người Celt cổ xưa tin rằng biên giới giữa thế giới này và các thế giới khác trở nên mong manh vào dịp Samhain, cho phép những linh hồn (cả hai loại vô hại và có hại) đi qua. Linh hồn của gia đình, ông bà tổ tiên được vinh danh và mời vào nhà, còn các linh hồn xấu thì bị chặn lại. Người ta tin rằng sự cần thiết để tránh khỏi những linh hồn tà ác dẫn đến việc mặc trang phục và đeo mặt nạ. Mục đích của họ là để ngụy trang mình thành một linh hồn độc ác và do đó tránh bị làm hại. Ở Scotland, các linh hồn thường được thể hiện dưới dạng những người đàn ông trẻ mặc áo trắng đeo mặt nạ, che khuất hoặc bôi đen khuôn mặt. Samhain cũng là một thời gian để dự trữ thực phẩm và gia súc giết mổ cho các cửa hàng mùa đông. Đống lửa hội đóng góp một phần lớn trong các lễ hội. Tất cả các đống lửa khác bị dập tắt và mỗi nhà thắp sáng lò sưởi của họ từ lửa trại. Xương gia súc đã bị giết mổ được ném vào đống lửa hội. Đôi khi hai đống lửa sẽ được nhóm gần nhau, và mọi người cùng gia súc của họ sẽ đi bộ giữa chúng như là một nghi lễ tẩy rửa. Thông thường, vào ngày Halloween, trang phục về loài dơi thường xuất hiện nhiều nhất và có nhiều nhân vật khác được người ta chọn để hóa trang thành.

Trò chơi và các hoạt động khác

Tấm thiếp mừng Halloween năm 1904 này mô tả việc bói toán: người phụ nữ trẻ nhìn vào một chiếc gương trong phòng tối với hy vọng sẽ thấy được hình bóng khuôn mặt người chồng tương lai của mình

Văn phong hay cách dùng từ trong bài này hoặc đoạn này không phù hợp với văn phong bách khoa.
Xin giúp Wikipedia bằng cách sửa đổi lại cho phù hợp. Để biết thêm chi tiết, xem ở trang thảo luận bài.
Có rất nhiều trò chơi truyền thống kết hợp với các bên Halloween. Một trò chơi phổ biến là dunking hoặc apple bobbing, trong đó táo nổi trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn và những người tham gia phải sử dụng răng của họ để gắp 1 quả táo. Một biến thể của dunking liên quan đến quỳ trên một chiếc ghế, giữ một ngã ba giữa hai hàm răng và cố gắng để thả các ngã ba vào một quả táo. Một trò chơi phổ biến liên quan đến việc treo bánh nướng được phủ mật mía hoặc bao xi-rô lên cây bằng dây và người chơi phải ăn mà không cần sử dụng tay, và điều này chắc chắn người tham gia trò chơi sẽ có một khuôn mặt dính đầy siro.

Một số trò chơi truyền thống chơi tại Halloween là hình thức bói toán. Một hình thức truyền thống tại Scotland là việc bói toán tìm vợ hoặc chồng tương lai của một người:trước tiên gọt vỏ một quả táo thành một dải dài, sau đó quăng vỏ qua vai. Khi vỏ táo rơi xuống đất nó sẽ có hình dạng của chữ cái đầu tiên trong tên vợ hoặc chồng tương lai. Phụ nữ chưa lập gia đình đã nói rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương vào đêm Halloween, khuôn mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện trong gương. Tuy nhiên, nếu họ chết trước khi kết hôn, một hộp sọ sẽ xuất hiện. Hình thức đó xuất hiện nhiều trên các thiệp chúc mừng từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20

Một trò chơi / mê tín dị đoan được hưởng ứng trong đầu những năm 1900 liên quan đến vỏ quả óc chó. Mọi người sẽ viết các tài sản bằng sữa trên giấy trắng. Sau dó giấy được gấp lại và đặt trong vỏ quả óc chó. Khi vỏ được làm nóng, sữa sẽ chuyển màu nâu do đó những dòng chữ sẽ xuất hiện trên những tờ giấy trắng. Mọi người cũng sẽ đóng vai thầy bói. Để chơi trò này, biểu tượng được cắt ra giấy và đặt trên một đĩa. Một người nào đó sẽ nhập vào một phòng tối và được lệnh đặt bàn tay của mình trên một tảng băng, sau đó đặt nó trên đĩa. "Tài sản" của cô sẽ dính vào tay. Biểu tượng giấy bao gồm: ký hiệu đô la, sự giàu có, nút, độc thân, thimble-spinsterhood, kẹp áo nghèo, gạo, đám cưới, dù cuộc hành trình, rắc rối, 4 lá cỏ ba lá may mắn, tài sản, hôn nhân sớm và nổi tiếng.

Kể câu chuyện ma và xem phim kinh dị Halloween. Tập phim của series truyền hình và đặc biệt theo chủ đề Halloween (đặc biệt thường dành cho trẻ em) thường được phát sóng vào ngày hoặc trước khi kỳ nghỉ, trong khi bộ phim kinh dị mới thường được phát hành rạp trước khi kỳ nghỉ để tận dụng lợi thế của không khí ngày lễ.

Những món ăn truyền thống
Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, Barnbrack, Colcannon...

Nguồn Wikipedia